- Hỏi: Thực hành giao tiếp trắc trẩn xong thì sẽ nói chuyện nhẹ nhàng, mềm mỏng, lịch sự như nhà ngoại giao hả?
Đáp: giai đoạn đầu thường là vậy, sau khi “giải ảo” thì sẽ thực tế dần á. - Hỏi: giải ảo gì?
Đáp: nhẹ nhàng, mềm mỏng, lịch sự là không gây tổn thương, là giúp giải quyết khổ đau, là mang lại hạnh phúc. - Hỏi: nếu không đánh giá cao kiểu mềm mỏng thì có nên ngăn chặn bớt mấy kiểu ăn nói mất dạy không?
Hỏi lại: ví dụ?
Hỏi: mấy đứa chuyên mở miệng ra là “Đ.M” á.
Đáp: giao tiếp trắc ẩn nghe thấy sự giận dữ, tuyệt vọng bên dưới “Đ.M” đó chứ không phải mất dạy? - Hỏi: Vậy thực hành xong cứ chửi thề thoải mái hả?
Đáp: người thực hành sẽ tìm cách giao tiếp làm sao để người nghe hiểu đúng thông điệp thật sự của họ, còn có thêm “Đ.M” hay không thì tùy người.
Hỏi: Ví dụ?
Đáp: “Đ.M! tao đang cảm thấy giận dữ và bất lực khi nghĩ tới Cô Vy có thể lẩn quẩn bất kỳ đâu đó quanh đây mà tao không có cách nào chặn được. Đ.M tao đang nổi điên vì không biết làm sao để tăng sự hiểu biết và ý thức của mọi người xung quanh về tình hình nguy kịch này” - Hỏi: vậy làm sao nói năng nhẹ nhàng có thể gây tổn thương?
Đáp: ví dụ “con à, chỉ có những đứa mất dạy mới chửi Đ.M thôi, con đừng như tụi nó” - Hỏi: tại sao nó gây tổn thương?
Đáp: tất cả những thứ dán nhãn, đổ lỗi, kết tội, so sánh, từ chối trách nhiệm, bắt buộc người khác làm theo ý mình đều gây tổn thương hết, chứ không phải ĐM.
“Đ.M”
