Hỏi: Vậy thì cuối cùng giao tiếp trắc ẩn là vì người ta hay vì mình hay cả ta và mình, nếu giữ các phán xét, đánh giá trong đầu, còn nói ra thì lại khác, liệu có giả tạo và “thảo mai” quá không? Làm sao để người ta thật hơn với nhau, sửa nhau, hạnh phúc với nhau cách chân thật?
Đáp: người thực hành GTTA thì:
- Họ ý thức thức phán xét là phản ánh nhu cầu của họ chứ không phải bên kia, nên họ giữ trong đầu không phải vì thảo mai hay ko thảo mai mà họ đã kết nối tới nhu cầu của chính họ trước khi nói ra rồi.
2. Họ chọn cách nói ra làm sao để gia tăng khả năng bên kia hiểu đúng thông điệp của mình (nhu cầu + đề nghị), như vậy họ tiết kiệm được thời gian và nguồn lực để khỏi phải giải quyết mâu thuẫn tiềm tàng.
3. Những người cùng thực hành GTTA thuần thục thì họ hoàn toàn có thể nói chuyện với nhau theo ngôn ngữ của “chó sói” (phán xét, đánh giá, chỉ trích, đổ lỗi,…) vì tất cả người trong cuộc hiểu được và ứng phó được.
4. Việc tránh dùng ngôn ngữ “chó sói” vì mình không bao giờ biết “nội công đỡ thương” của người kia là bao nhiêu, tránh được việc gây đau khổ cho người ta cũng là trắc ẩn.