Điều đáng buồn khi chúng ta trở nên thân thiết

Thưở còn tìm hiểu nhau, chúng ta có thể lắng nghe nhau trong nhiều giờ và cảm thấy sao người kia quá thú vị và mới mẻ. Dần dần, thân nhau, rồi có thể thành gia đình, thì xảy ra những điều đáng buồn:

  1. Chúng ta kỳ vọng người thân của mình phải tự hiểu mình, biết điều mình biết, thấy điều mình thấy mà không cần mình phải nói gì với họ.
  2. Chúng ta nghĩ rằng mình “biết tuốt” về người kia rồi nên không còn nghe họ như ngày xưa nữa. Người kia nói nữa câu thôi thì ta sẽ tự điền vào nữa câu còn lại. Thời gian lắng nghe được chuyển thành làm việc nhà, cơm nước, giặt giũ, con cái gì đó

2 triệu chứng trên thuộc hiện tương thiên kiến giao tiếp gần gũi (closeness-communication bias), và những nghiên cứu xã hội chỉ ra rằng hóa ra chúng ta hiểu về người thân của mình (kể cả bạn thân) còn ít hơn người lạ vì ta không còn lắng nghe họ nữa, chúng ta thậm chí không để người thân của mình lắng nghe mình vì giả định họ đương nhiên phải hiểu. Chúng ta tự coi mình là trung tâm một cách vô thức. Điều này giải thích tạo sao những người thân với nhau lại không chia sẻ với nhau nữa hoặc giữ bí mật chuyện của mình với người kia.

Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi người giao tiếp nhận ra đối phương có những quan điểm khác mình và chấp nhận không phải lúc nào đối phương cũng rõ ý họ là gì. Làm được điều này cần thời gian và sự nỗ lực về tinh thần. Cụ thể, chúng ta có thể làm:

  1. Hãy đến với cuộc giao tiếp với sự tò mò và tâm trí rộng mở
  2. Ý thức xem chúng ta có những giả định về người kia không? Có mong đợi rằng họ đương nhiên phải hiểu mình không? Nếu có, nhắc nhớ mình về sự tò mò và tâm trí rộng mở.
  3. Lắng nghe trong yên lặng, không ngắt lời trừ khi nhất thiết chúng ta cần đảm bảo mình hiểu đúng người kia
  4. Xác nhận lại nội dung lắng nghe để chắc chắn rằng mình hiểu đúng ý đối phương (tránh giả định “biết tuốt”)
  5. Thấu cảm những cảm xúc và nhu cầu mà đối phương đang có thông qua câu chuyện của họ.

Các bạn có thể đọc thêm về nội dung “Lắng nghe thấu cảm”

Tham khảo:

  • Kenneth Savitsky, Boaz Keysar, Nicholas Epley, Travis Carter, Ashley Swanson (2011) The closeness-communication bias: Increased egocentrism among friends versus strangers, Journal of Experimental Social Psychology

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: