Marshall Rosenberg

Câu chuyện được kể lại trong chương trình coaching Let’s work collaboratively do Dian Killian dẫn dắt vào tháng 07.2020

Marshall Rosenberg là cha đẻ của Giao Tiếp Trắc Ẩn (GTTA). Tiền thân ông là nhà tâm lý lâm sàng, nhưng ông nhận thấy mình rất ghét phải làm báo cáo lâm sàng. Trong các báo cáo này, ông phải chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm lý nào. Không được thuyết phục bởi cách tiếp cận này, nhưng ông vẫn cần nuôi sống gia đình mình.

Ông quyết định bỏ công việc tâm lý lâm sàng và lái taxi vài năm để nuôi gia đình trong lúc phát triển mô hình GTTA. GTTA là tiến trình giúp phát triển tương quan và giải quyết mâu thuẫn bên trong từng cá nhân, hay giữa các cá nhân lẫn các sắc tộc khác nhau.

Dù rất thán phục Rosenberg, tôi không gọi sự từ bỏ vị trí của một nhà trị liệu lâm sàng để làm công việc lái taxi là hy sinh hay dũng cảm. Tôi cũng không thể biết chắc nhu cầu nào đóng vai trò quyết định trong việc chuyển nghề của ông. Tôi chỉ đoán một số điều:

  1. Việc xếp, chẩn đoán người khác vào các dạng tâm bệnh học không giúp ông đáp ứng được nhu cầu trao quyền, hoặc phẩm giá
  2. Việc tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp của nhà lâm sàng không giúp ông được hành động vì động cơ nội tại của mình.
  3. Khi biết rõ mình có thể có một chiến lược khác để nuôi sống gia đình mình (chăm sóc, bảo vệ) thì ông chọn 1 nghề khả thi nhất là lái Taxi

Với Rosenberg thời điểm đó, có lẽ câu hỏi là liệu chức danh, công việc hiện tại có giúp ông thỏa mãn nhu cầu nội tại của mình hay không?

Câu chuyện này được kể như ví dụ của buổi coaching về Power. Chúng ta có thể dịch Power là quyền lực hay sức mạnh, thậm chí cả hai. Một khi chúng ta kết nối sâu sắc với nhu cầu của mình thì chúng ta sẽ có một sức mạnh nội tại giúp ta sống bình an hơn với những giá trị mình theo đuổi.

P.S: Rosenberg được truyền cảm hứng bởi chính bởi Carl Roger, Mahatma Ghandi, Albert Ellis khi phát triển GTTA

%d người thích bài này: