Mỗi tổ chức đều sinh ra để thực hiện sứ mạng của mình, nghĩa là họ sẽ đáp ứng nhu cầu của một nhóm thụ hưởng nhất định, đồng thời thông qua đó, họ được đáp ứng nhu cầu của mình để tồn tại và phát triển.
Từng con người trong tổ chức cũng cần được đáp ứng nhu cầu cá nhân trong lúc hiện thực hóa nhu cầu tổ chức và khách hàng.
Như vậy, trong một hệ thống từ vi mô (một tổ chức) đến vĩ mô (một xã hội), việc các đối tượng liên quan được đáp ứng nhu cầu của mình từ góc độ cá nhân đến tập thể được coi như là một tiêu chí đánh giá sự thành công và phát triển của hệ thống đó. Nhu cầu là những yếu tố phổ quát mà cả nhân loại này đều cần để có thể sống và sống ý nghĩa. Không chỉ có Maslow, Giao Tiếp Trắc Ẩn (GTTA) mà cả nhà kinh tế học Max-Neef và một số nhà kinh tế khác cũng chia sẻ cách tiếp cận dựa trên nhu cầu này.
Nhu cầu của tất cả mọi người đều đáng giá, trong đó, con người vẫn luôn hiện thực hóa nhu cầu Tự chủ của mình. Các nguyên lý này của GTTA được ứng dụng trong hệ thống Tái Tạo Tổ Chức (Reinventing Organization) và Phục hồi Công lý và Tương quan (Restorative Justice)
Nếu bạn là một người muốn xây dựng một đội nhóm/ tổ chức/cộng đồng Tự chủ, Dân chủ, Tự do và Trách nhiệm thì GTTA có thể hỗ trợ:
- Cùng cộng tác tìm cách đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan
- Hiểu và kết nối mọi người trong tổ chức ở bình diện sâu sắc
- Chuyển hóa hình ảnh tiêu cực về người khác
- Hòa giải các mâu thuẫn, và
- Chuyển hóa hành động gây tổn thương theo chiều hướng khắc phục hậu quả đồng thời bảo vệ nhân phẩm và tương quan tích cực cho các bên
Dù đây là chiều kích khó khăn và phức tạp nhất, nhưng với niềm tin vững vàng và sự kiên trì ứng dụng, chúng ta có thể đạt được những kết quả như nhiều tổ chức đã và đang đi.