Xin lỗi – Vòng tròn Thấu Cảm 09/05/21

Cảm xúc có lỗi là một cảm xúc khó. Nó thường đi kèm với rất nhiều những suy nghĩ, nhận định và những cảm xúc khó chịu khác. Trong Vòng tròn Thấu cảm với chủ đề Xin lỗi đầu tiên, mỗi nhóm đã dành thời gian lắng nghe và thấu cảm cho những nhu cầu chưa được đáp ứng của người đã làm “sai” một điều gì.

“Giao tiếp không bạo lực cho chúng ta thấy sự khác biệt lớn giữa tiếc thương và xin lỗi. Lời xin lỗi về cơ bản là một phần của ngôn ngữ bạo lực. Nó ngụ ý sự sai trái – rằng bạn nên bị đổ lỗi, rằng bạn nên ăn năn, rằng bạn là một người tồi tệ cho những gì bạn đã làm. Và khi bạn đồng ý rằng bạn là một kẻ kinh khủng và khi bạn đã trở nên ân hận đủ, bạn có thể được tha thứ. Xin lỗi là một phần của trò chơi đó, bạn thấy đấy. Nếu bạn đủ căm ghét bản thân, bạn có thể được tha thứ.

Ngược lại, điều thực sự chữa lành cho mọi người không phải là trò chơi nơi chúng ta đồng ý rằng chúng ta thật tồi tệ, mà là đi vào bên trong bản thân mình và xem nhu cầu nào của mình đã không được đáp ứng bởi một hành vi nào đó. Và khi bạn tiếp xúc với nhu cầu đó, bạn sẽ cảm thấy một loại đau khổ khác. Bạn cảm thấy một sự đau khổ tự nhiên, một loại đau khổ dẫn đến việc học hỏi và chữa lành, không phải căm ghét bản thân, không phải cảm giác tội lỗi.” – Marshall Rosenberg

Ở Vòng tròn Thấu cảm lần này, chúng ta đã cùng thực hành việc tự thấu cảm cho chính mình. Khi mình làm hành động đó, nhu cầu đằng sau của mình là gì? Và cái cảm giác khó chịu đến sau đó, khi mình đã thấy kết quả của hành động trên, cái cảm giác đó đang nói với mình điều gì là quan trọng?

Một số điều cả vòng tròn chúng ta đã cùng nhau học được trong 90 phút tập nghe nhau như sau:

  • Nhu cầu đụng nhu cầu 
  • Xác định nhu cầu luôn bị thay đổi, vì trong đó còn có cả cảm xúc thời điểm xảy ra và cảm xúc lúc kể lại 
  • Bản thân sẽ khó nhận ra nhu cầu của mình
  • Đoán không dễ chút nào
  • Em được giúp để nhìn rõ hơn nhu cầu về sự quan tâm của mình: Được quan tâm người khác  và được người khác quan tâm. Nhìn ra nhu cầu về sự hiện diện sau câu nói: Nếu chị ở đây thì em sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Gọi tên nhu cầu – cảm xúc và hồn nhiên tò mò
  • Em nhận ra mình hay xin lỗi như một phản xạ tự nhiên. Em được nhớ lại rằng khi nào mình cần xin lỗi và khi nào không.
  • Thử cách hỏi tới như anh Huy thay vì tránh vấn đề.
  • em sẽ chậm lại 1 nhịp ^^
  • Tự tìm hiểu nhu cầu của mình là gì khi muốn người khác xin lỗi mình
  • Cứ nói chuyện tự nhiên theo cảm xúc, đặt việc giữ gìn mối quan hệ lên trên hết
  • Tập trung vào bản thân mình. Đừng sợ.
  • Khi cần xin lỗi để xoa dịu thì cần tìm điểm hợp lý, cách diễn đạt sát nhất ở điểm mình có thể làm tốt hơn


Và những cách để thể hiện cho người khác biết là mình quan tâm: 

  • Ôm họ 
  • Cho đồ ăn
  • Tặng nhạc ạ ;))))
  • Rủ đi cafe
  • Leo lên chở đi dạo mát, cho nhìn đường phố
  • Gọi điện và bày tỏ những gì mình nghĩ


Tóm tắt lại một số bước mình có thể làm khi cảm thấy có lỗi hoặc áy náy:

Khang chỉ muốn lưu ý rằng chủ đích của việc bày tỏ nằm ở việc nuôi dưỡng sự kết nối giữa hai bên. Sự kết nối có thể bằng lời, bằng hành động, hoặc bất kỳ điều gì khác phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình. Và điều quan trọng nhất của mỗi bước có lẽ là sự chân thật và cho phép bên kia được chân thật.

Nếu vẫn còn những sự tức giận, khó chịu từ bất kỳ bên nào, thì xin đừng vội đi tiếp. Nếu có dấu hiệu nào cho thấy sự kết nối hay thấu hiểu đã mạnh hơn, mọi người cũng hãy nhớ ăn mừng bằng cách cảm ơn chính mình và cảm ơn nhau nhé. 🙂

Nguồn tham khảo:

%d người thích bài này: