Khi người khác nói “Không”

Marshall Rosernberg từng nói, khi chúng ta đã có đôi tai của hươu cao cổ, chúng ta không còn nghe được những lời phán xét nữa. Chúng ta chỉ nghe được nhu cầu, vốn là những động lực đẹp đẽ mà cả nhân loại cùng chia sẻ. Lời nói “không” thật ra cũng là một lời mời để lắng nghe sâu hơn.

Bài tập mà chúng ta đã cùng làm là tự nghĩ tới 1 tình huống mà người khác từ chối lời đề nghị của mình. Chúng ta cùng dành thời gian cho những bước sau:

  1. Quan sát chính xác là chuyện gì đã xảy ra? Hành động, lời nói cụ thể nào đã được ghi lại bởi một chiếc camera khách quan?
  2. Trong đầu mình nổi lên những suy nghĩ gì (về mình, về tình huống, hoặc về tương lai,…)?
  3. Khi có những suy nghĩ, mình cảm thấy thế nào? (cảm xúc khoặc cảm giác cơ thể)
  4. Cảm xúc khó này báo cho mình biết 1 điều mình chưa đạt được, vậy điều đó là gì?

Với những tình huống khó, rất cần thời gian để tự thấu cảm với chính mình. Mình cũng có thể tìm một người bạn để lắng nghe mình trong quá trình kết nối với bản thân.

Đến một lúc nào đó, chúng ta có thể hỏi, mình có cảm thấy sẵn sàng để nói chuyện với người kia chưa? Mình có đủ thấy cởi mở để 1 lời nói Không cũng dễ nghe như lời nói Có?

Nếu câu trả lời là “sẵn sàng rồi”, thì chúng ta có thể tự hỏi, “Người kia có Nhu Cầu gì khi nói không với mình?” Và cũng hãy dành thời gian để cảm nhận sự đẹp đẽ của nhu cầu đó, dù nó có nằm dưới những hành động, những ấn tượng khó chịu đi chăng nữa.

Cảm ơn mọi người rất nhiều vì những chia sẻ và đúc kết từ vòng tròn vừa qua

  • Mình nhận ra nhu cầu của bản thân rõ hơn
  • Mình nhận ra “công bằng” là giá trị rất quan trọng đối với mình
  • bị cạn ý và cạn lời để nói
  • đỡ ngại hơn
  • Mình cảm giác được lắng nghe hơn
  • Nhận ra là mình lo lắng khi người khác nói dài, sợ nghe ko hết
  • Mình nhận ra chậm rãi từ tốn khi kết nối là điều quan trọng với mình
  • Cảm thấy vui vì có người lắng nghe mình
  • Sợ nghe ko rõ lời bạn mình nói
  • Mình thấy 1. lắng nghe chủ động và hiện diện hoàn toàn rất khó.; 2. vui khi được phản hồi đúng những gì trong mình 3. có nhu cầu được lắng nghe, hiểu và được phản hồi đúng thôi ^^
  • Mình nhận thấy mình bắt đầu lồng ghép GTTA vào từng việc của cuộc sống của mình rồi, chỉ là chưa thuần thục
  • Mình cảm thấy sẵn sàng nhiều hơn đón nhận những lời nói Không.
  • Đó giờ em hay áp đặt mn đều sẽ nói không vs mình nên ai nói có thì em xúc động xỉu
  • Mình thấy dù đã làm rõ cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu của mình nhưng vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận lời nói Không từ người kia

Và những điều chúng ta đã học cùng nhau

  • Việc sẵn sàng đón nhận lời nói “không” cần nhiều sự thênh thang trong tâm trí hơn là sự ngụy tạo tinh tế bằng lý trí hoá
  • Mọi nhu cầu là chính đáng
  • Khi một người nói Không, họ đang nói Có với một điều khác.
  • 1) hiểu hơn bản thân mình 2) có thêm các bước gợi ý để hiểu mình và hiểu người khác. Cảm ơn Khang, chị Khuyên và mọi người ạ.
  • Cách lắng nghe chủ động ạ
  • Giữ không gian rất quan trọng
  • Thần chú: Đằng sau một lời từ chối là một sự đồng ý.
  • Bài tập về những cách phản ứng khả dĩ, để chuẩn bị cho bản thân ở những lần nghe “Không” sau
  • 1. nhận ra nhu cầu của mình và người kia.
  • Mình cứ nhìn thấy cánh cửa dập thì quên mất không gian rộng
  • Tìm thấy không gian thay vì chăm chăm vào cánh cửa. Và mình có sẵn sàng chưa?
  • Luôn cần thời gian cho chính mình chấp nhận lời nói “không”
  • Cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đối diện với lời nói không. Thấy thích thú trong không gian này vì mình cảm thấy mình dễ dàng chia sẻ hơn
  • Điều em tâm đắc nhất là câu của chị Khuyên và Khang: “Khi người khác nói KHÔNG với mình cũng đồng nghĩa họ đang nói YES với điều gì đó khác”. Điều này làm mình hiểu sâu sắc hơn về sự tôn trọng trong mối quan hệ. Cảm ơn chị và Khang rất rất nhiều :))))
  • Chăm sóc nhu cầu của mình để rồi mình có nhiều cách đáp lại những nhu cầu khác của ng khác hoặc nói không từ ng khác, từ chính mình
  • Có nhiều cách để phản ứng ngay khi nhận lời nói “Không” mà mình có thể lựa chọn.  Khi nói “Không” với mình là người đó đang nói “Có” với nhu cầu nào đó của họ. Một trong những cách phản hồi với lời nói “Không” của họ là hỏi họ về điều khiến họ nói Có với nhu cầu của họ.
  • Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ.
  • Mình sẽ tìm thêm nhiều cách để chấp nhận lời từ chối.

Hẹn gặp lại bạn ở Vòng Tròn thấu cảm tiếp theo: Nói “Không” trong ngôn ngữ hươu cao cổ.

%d người thích bài này: