Nói ‘không’ bằng ngôn ngữ hươu cao cổ

Một, hiểu cho mình. Hai, hiểu cho người. Ba, sáng tạo một hướng đi có thể dung hòa cả hai bên. Điệu nhảy hươu cao cổ trên lý thuyết thì dễ, nhưng để thật sự thấu cảm được thì khó.

Lắng nghe mình. Thấu cảm cho người kia. Bày tỏ và đề nghị.

Từ vựng để nói về cảm giác, cảm xúc trong hoàn cảnh mình đồng ý dù lòng muốn nói “không”:

Từ những cảm xúc khó chịu:

  • Cảm thấy bí bách, bực bội với người kia, bực bội với chính mình
  • Cảm giác quạu với bản thân, thấy nản, thấy bị xâm phạm :<
  • Cảm thấy khó chịu, không thoải mái, bực bội
  • Cảm giác khó chịu, cảm giác như người kia đang kiểm soát mình.
  • cảm thấy ức chế, bực bội, phát khùng
  • Mình thấy khó chịu
  • Cảm thấy khó chịu, bực bội, có phần tức giận vì nghĩ rằng mình đang “phải làm” một thứ mình không muốn, mình ko có sự lựa chọn
  • Mình thấy có lỗi với mình, ghét bản thân mình đồng ý với sự  ép buộc 
  • Cảm giác buồn, nhưng không thể tiếp tục đươc

Đến sự giằng co nội tâm: 

  • Cảm giác bối rối
  • Cảm giác không biết làm gì
  • Em thấy chưa thật sự hài lòng với quyết định của mình và cũng có chút lo lắng với quyết định đó ạ.
  • Cảm giác không hài lòng vì bị sai khiến làm điều không muốn làm, nhưng vì đó là [một người đặc biệt]nên cũng làm cho em vui.
  • Mình thấy khó chịu, lấn cấn, xong khi làm rồi cứ đắn đo, không 100% khi làm, và cứ nghĩ lại giá như…
  • Cảm giác chùng xuống, bên ngoài có vẻ như vẫn ổn, nhưng bên trong thì chỉ muốn thở dài
  • Cảm giác bứt rứt – (không làm có được không với người nhờ và không làm có được không với chính mình)
  • Cảm thấy bớt tội lỗi khi đồng ý giúp nhưng cảm giác nặng nề bên trong
  • Mình hối hận vì đã không thành thực với tiếng nói bên trong của mình 
  • Không thoải thoải mái với việc say YES. Nhưng say NO cũng làm em không yên lòng, cảm thấy có lỗi. Mắc kẹt ở giữa. Cơ thể gồng cứng lên. Cơn đau đầu kéo đến. Không biết làm sao nữa.Có cả cơn giận dữ. Có cả thương.
  • Cảm giác hoang mang vì không biết mình nên cảm giác gì lúc đó mới đúng

Tham khảo danh sách cảm xúc tại đây.

Những cảm giác, cảm xúc đó cho mình biết rằng, những điều sau đây là rất quan trọng với mình vào lúc đó:

  • sự thấu hiểu
  • sự tự do lựa chọn
  • sự thoải mái, sự tự nguyện
  • tự do lựa chọn, làm điều gì phù hợp đúng đắn trong hoàn cảnh
  • sự thảo luận để đưa ra giải pháp tốt cho cả hai
  • ý kiến của bản thân
  • giới hạn của bản thân
  • sự kết nối với [người mình thương yêu]
  • nghỉ ngơi
  • buông bỏ

Tham khảo danh sách nhu cầu tại đây.

Khi mình sẵn sàng đặt mình vào vị trí của đối phương, có thể mình sẽ hiểu được rằng những điều sau đây là rất quan trọng với họ:

  • Sự chia sẻ, sự giúp đỡ và sự lắng nghe
  • Sự tin tưởng, mong muốn giúp mình và cũng cần mình giúp đỡ
  • Muốn hiểu, muốn thấy được sự tiến bộ, kết quả (từ mình)
  • Sự an tâm
  • Mọi người muốn được kết nối, chia sẻ và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau công việc
  • Muốn hoàn thành công việc tốt, để cấp trên không la → Có thể là muốn sự an toàn về tâm lý, muốn cảm giác dễ chịu chăng?
  • Lợi ích vật chất ,cá nhân (tham) nên cố áp đặt mình làm điều không hợp lí có thể là một khả năng → Có thể là người đó đang lo sợ một viễn cảnh nào đó? Vì họ muốn an toàn, muốn được coi trọng?
  • Các bạn muốn dành thêm thời gian để hoàn thành deadline, và ko nghĩ công việc này quan trọng như mình đang nghĩ. → Có thể là các bạn chưa thấy được tầm quan trọng của công việc này đối với mình?
  • Con muốn việc được giải quyết nhanh và hiệu quả. Con muốn kết nối (với mẹ). → Có thể có cách nào khác ngoài mẹ mà con đạt được những điều này không? 

Nếu mình là người duy nhất ở đó lúc đó có thể làm việc đó thì sao ạ?

  • Ví dụ mà liên quan đến tính mạng thì em nghĩ là mình bớt băn khoăn hơn í. Nhưng nếu chuyện đáy k lien quan đến tính mạng thì như thế nào ạ?
  • Nếu mình là ng duy nhất thì mình sẽ cứu họ, vì mình có nhu cầu yêu thương, giúp đỡ đối phương
  • Nếu mình là người duy nhất lúc đó. Mình sẽ chia sẻ những khó khăn mình đang gặp phải và cố gắng giúp đỡ trong khả năng của bản thân
  • Còn phụ thuộc vào khả năng của mình nữa phải không?

Những lời phản hồi trên có thể là câu trả lời hợp lý cho một hoàn cảnh nào đó, hoặc không. Trong hiểu biết hạn hẹp của Khang, những điều được chia sẻ trong giao tiếp trắc ẩn là những gợi ý để chúng ta có thể sống dễ thở hơn. Ví dụ, câu “Mình không phải là cách duy nhất để người kia đạt được điều này,” là một gợi ý để mình thả lỏng và sáng tạo. Hoặc, đó cũng là một gợi ý để mình lùi lại và thật sự lựa chọn “giúp” hay “không giúp”. Mong là bạn sẽ có nhiều giây phút đấu tranh như vậy nữa, và quay lại chia sẻ với vòng tròn là bạn đã chọn làm gì.

Nếu mình hỏi mà đối phương muốn giấu đi mục tiêu, điều quan trọng của họ, thì mình nên làm gì?

  • Nếu hỏi mà người khác chưa trả lời có lẽ chưa  đủ an toàn để chia sẻ ạ. Việc của mình là chân thành lắng nghe và đợi ạ.

Việc giả định rằng đối phương có một nhu cầu nào đó rất quan trọng, và nhu cầu này con người nào cũng có, cũng là một gợi ý để mình có thêm khả năng kết nối với nhau. Lúc đó, dù bạn thấy điều nên làm là tiếp tục chân thành lắng nghe, là quay lại tự thấu cảm cho mình, là bày tỏ sự quan tâm hay thử đoán cảm nhận của người đó, hay điều gì khác, bạn hãy cứ làm nhé. 

“Mục tiêu của cuộc sống này không phải là trở nên hoàn hảo mà là để dần dần bớt ngu ngốc hơn.” là một câu nói của bác Marshall Rosenberg mà Khang đã dán lên màn hình để tự nhắc mình mỗi ngày. 🙂

Một số điều đọng lại từ vòng tròn thấu cảm:

  • Em thấy được là mỗi điều mình nói ra, hoặc điều người khác đề nghị mình đều là cơ hội để mình hiểu điều gì quan trọng với cả hai, ban đầu mình dễ bị suy nghĩ phán xét làm chặn đứng cơ hội hiểu.
  • Khó để thực sự đặt mình vào hoàn cảnh của người kia.
  • Khó để tìm hiểu nhu cầu của người kia bởi vì họ cũng  chưa tìm thấy nhu cầu của bản thân họ
  • Mình cần tin rằng ko phải trường hợp nào mình cũng là phương án duy nhất của ng kia.
  • Việc hỏi điều gì là quan trọng với người kia –> Cơ hội được có không gian, thời gian để nhìn lại nhu cầu của mình và ra quyết định
  • Em cảm thấy em nhận ra những điều sau: 1. Biết cách yêu thương bản thân bằng việc nói ra suy nghĩ của chính mình. 2. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác khi họ đặt ra lời đề nghị. 3. Em nghĩ mình cũng quan trọng với ai đó, bởi vì, trong lúc họ cần giúp đỡ, cần chia sẻ, cần cảm thông…họ đã nghĩ đến mình thay vì một ai đó khác.
  • Nhận thấy thấu cảm rất quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Hiểu được sâu hơn câu ” có hiểu mới có thương”
  • Điều e cảm nhận được thông qua buổi học này là dù bản thân của mình lúc ấy muốn nói không,vì lúc đó mình nghĩ đến mình nhiều hơn.
  • Mình nhìn được sâu hơn khi mình say “no” thì thực tế là mình nói không với điều gì. Mình không nói “không” với con người họ, bỏ qua nhu cầu của họ. Mình nói “không” với đề xuất của đối phương, nhưng mình nói “có” với nhu cầu của họ. Mình nói “Có” bằng cách lắng nghe sâu hơn nhu cầu của họ và thành thật bày tỏ nhu cầu của mình để sáng tạo với giải pháp.
  • Nắm được lí thuyết là có liên quan đến nhu cầu được đáp ứng và không được đáp ứng.
  • Mình học được và lưu giữ câu nói: Khi mình nói không với người khác, nghĩa là nói có với một nhu cầu khác của mình. Và đồng thời, mình cũng nhận ra rằng cũng cần thật nhiều sự dũng cảm để nói ra nhu cầu của mình.
  • Em nhận ra được là vào thời điểm em lựa chọn yes, thì lúc đó em k đủ bình tâm để lắng nghe và tôn trọng điều quan trọng với mình. em nghĩ nếu làm lại thì sẽ tìm cách để kết hợp giữa những điều mình thấy quan trọng

Và cuối cùng, mong rằng bằng việc tập lắng nghe trong vòng tròn, mọi người có thể lắng nghe ngày càng xịn hơn trong những tình huống dầu sôi lửa bỏng.

  • Mình thấy được lắng nghe một cách trọn vẹn và an toàn
  • Cảm giác rất đồng cảm lắm
  • Lắng nghe và hiểu người khác hơn
  • Cảm thấy kết nối và được thấu hiểu 
  • Cảm giác được lắng nghe, và được hiểu them về các cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của mình
  • cảm thấy thôi thúc muốn làm cái gì đó giúp cho người kia, trong đầu chạy ra nhiều suy nghĩ
  • Cảm thấy đồng điệu
  • Cảm giác được lắng nghe khi chia sẻ. Khi lắng nghe thì thấy kết nối
  • mình nhận ra nghe mà không cần phải phản hồi thật sướng, nhất là khi mình đã trải qua chuyện tương tự. mình hoàn toàn tập trung vào câu chuyện của bạn, và thấy trải nghiệm khó chịu của mình cũng ok. thấy được validate.
  • Cảm thấy á việc để xuất hiện một câu chuyện hiện ra trong đầu khá là khó, mình có thể cảm nhận được cảm xúc dâng trào về,để tái hiện lại câu chuyện quả là một sự bối rối. Có cách nào để từ cảm xúc hình thành nên câu chuyện không nhỉ?!
  • Khi mình tò mò về người kia và những điều họ chia sẻ, không bám vào một mong đợi cụ thể nào đó về chuyện nghe và chia sẻ thì mình nghe được nhiều hơn
  • Vẫn có nhu cầu phản hồi vs người khác: mình mong có thêm thời gian để sau khi nghe xong mình có thể nói ra với người đối diện rằng mình đã nghe được gì từ họ, để ng đối diện biết được mình hiện diện với họ
  • Mình cảm thấy an toàn, hơi bối rối để sắp xếp các thứ trong đầu, nhưng không vội vã
  • Không cần critical thinking, không cần nghe và tìm ra một điểm nào đó để đưa lời khuyên, đơn giản chỉ là nghe và nghe.
%d người thích bài này: