Trong cách hiểu truyền thống, chúng ta đi từ lời nói cho đến hành động. Hành động được xem là một kết quả tích cực của một cuộc nói chuyện có hiệu quả.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, con người luôn luôn sinh hoạt giữa các cuộc trò chuyện. Theo cách hiểu sống động này, việc “nói” không chỉ là phương tiện để đi đến kết quả là việc “làm”. Việc nói chuyện với nhau là một quá trình cốt lõi trong mọi bước của hành động, từ việc chiêm nghiệm và thăm dò, cho đến thực thi và đánh giá. Để quá trình trò chuyện này thật sự hiệu quả, những kỹ năng như lắng nghe, hiện diện, nhận biết được bức tranh chung từ những câu chuyện đơn lẻ, … là vô cùng quan trọng. Bằng việc có mặt trong vòng tròn, chúng ta được quan sát và thực hành những kỹ năng này. Từ đó, chúng ta có thể cải thiện những cuộc trò chuyện khác của mình trong cuộc sống.
Bài viết: Khang Nguyễn
Biên tập: Khuyên Nguyễn
Các nguồn tài liệu tham khảo:
- Brown, Juanita, and Hurley, Thomas. Conversational leadership: Thinking together for a change. Pegasus Communications 20.9 (2009): 2-7.
- Brown, Juanita. The World Café: Living knowledge through conversations that matter. Fielding Graduate Institute, 2002.