Lắng nghe thấu cảm là sự kết hợp của 4 yếu tố:
- Ý định/ mong muốn KẾT NỐI
- Tập trung LÀM RÕ nhu cầu của NGƯỜI NÓI
- Nhớ rằng khi người ta chỉ trích mình, là lúc người ta “gào” về cảm xúc khó khăn và nhu cầu không được đáp ứng của họ.
- Kiểm tra để chắc rằng người kia sẵn lòng lắng nghe mình (cảm xúc, lời khuyên, sự sửa chữa)

- Ý ĐỊNH vẫn luôn quan trọng nhất, nó giống như kim chỉ nam cho biết ĐÍCH ĐẾN của bạn là gì

2. Để tránh bị tổn thương hay quá tải, nhớ rằng đối phương đang nói về cảm xúc & nhu cầu của họ.
Dù họ có đang chỉ trích cỡ nào về bạn, thì cũng nhớ nhìn vào Nhu Cầu không được đáp ứng đang kêu gào kia.

3. 10 trở ngại trong việc lắng nghe
- Đưa lời khuyên, sửa chữa:
“Tao nghĩ mày nên…”
“Có quyển này nói cái này hay lắm nè…” - Giải thích
“Cái này tao gọi là…”
“Tao không có ý…” - Sửa chữa/ thanh minh
“Việc không phải vậy đâu…” - An ủi
“Đâu phải lỗi tại mày…”
“Vậy là còn may á…” - Kể chuyện mình
“Hồi xưa tao cũng vậy á…” - Dập tắt cảm xúc
“Vui lên! Đừng có điên vậy…” - Thương hại
“Sao tội mày quá vậy!” - Điều tra/ chất vấn:
“Mày đã làm gì?”
“Chuyện xảy ra hồi nào?” - Đánh giá, dạy dỗ:
“Mày thiếu thực tế quá!”
“Mày học được điều gì từ cái này?” - Lên giọng kẻ cả:
“Cái này chả là gì đâu. Nghe nè…”
4. THỜI GIAN
Đừng cố “dú ép” để thúc đẩy mọi việc tốt hơn, hay nói cho đối phương biết về cảm xúc, nhu cầu hay lời khuyên của mình.
Quan sát và kiểm chứng trực giác xem đối phương sẵng sàng lắng nghe mình chưa
Nếu nhận thấy không đủ thời gian thì sắp xếp 1 lúc khác để hoàn tất Ý ĐỊNH của mình

Bài viết gốc: http://www.liveconnection.org.uk/wp-content/uploads/2009/10/empathic-listening.pdf