“Trẻ học cách nhận – người lớn học cách cho” – Đây chính là thông điệp mà chị Nguyễn Phước Cát Tường – Tiến sĩ Tâm lý học, Giảng viên Khoa Tâm lý và Giáo dục trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế – mong muốn được chia sẻ đến với tất cả các thầy cô, bố mẹ và người lớn sau các nghiên cứu của mình.
Xuất phát từ những nghiên cứu kỹ năng mềm dành cho sinh viên và trẻ vị thành viên như ứng phó với stress, quản lý thời gian, kỹ năng nhận thức. Đến năm 2016, việc tham gia vào Dự án Giáo dục Sự quan tâm cho Học sinh Tiểu học của Viện Mind and Life đã giúp chị tiếp cận một cách bài bản với Chương trình Giáo dục Cảm xúc Xã hội. Sau đó chị bắt đầu tham gia vào 4 dự án lớn, trong đó có 2 đề tài cấp Bộ là Giáo dục năng lực Quan tâm và năng lực Cảm xúc Xã hội cho trẻ Tiểu học. Gần đây cô thực hiện Giáo dục năng lực Cảm xúc Xã hội của trẻ Vị thành niên và mối quan hệ của năng lực này với vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ Vị thành viên như thế nào.
Từ đó, bên cạnh công tác giảng dạy và nghiên cứu, chị cũng tư vấn cho các trường học triển khai các chương trình giáo dục sự quan tâm, sự đồng cảm và giáo dục cảm xúc xã hội. Các hướng nghiên cứu chính của chị bao gồm Tâm lý học tích cực, Tâm lý học phát triển và Tâm lý học trường học.
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết của các tác gia đi trước, trong Luận án Tiến sĩ của mình, chị đã tiến hành thực hiện đề tài về Giáo dục sự Quan tâm đến trẻ vị thành niên, tập trung vào 3 nội dung: Nhận sự quan tâm – Quan tâm đến bản thân – Quan tâm đến người khác; dưới 3 cấp độ chính:
- Cấp độ về nhận thức: nhận thấy được những nhu cầu, cảm xúc, tình huống của người khác;
- Cấp độ về cảm xúc: Đồng cảm với cảm xúc với người khác, lắng nghe người khác;
- Cấp độ về hành vi: Những hành động cụ thể để giúp người khác đáp ứng được những nhu cầu đó.
Thực nghiệm thực hiện với 10 section, trong vòng 2,5 tháng tại 1 trường phổ thông ở thành phố Huế. Kết quả cho thấy rằng:
Với trẻ vị thành niên, sự quan tâm chỉ dành cho người khác sẽ làm các em stress, căng thẳng nhiều hơn cũng như cảm thấy không hài lòng với cuộc sống.
Bên cạnh đó, việc nhận sự quan tâm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên nhiều nhất, thể hiện thông qua mối tương quan giữa 3 thành tố như sau:
- Việc cho đi nhiều quá nhưng nhận ít quá sẽ khiến các em stress nhiều nhất;
- Việc nhận nhiều quá nhưng cho đi ít quá thì cũng sẽ khiến các em stress;
- Khả năng quan tâm đến bản thân quá thấp nhưng việc cho đi quá nhiều cũng sẽ khiến các em có mức độ stress cao.
Điều này giúp chị đi đến một kết luận rằng: Nếu người lớn muốn trẻ vị thành viên có sức khỏe tinh thần ổn thì tam giác này cần sự cân bằng. Đồng thời, việc nhận sự quan tâm chính là vấn đề lớn nhất của trẻ Vị thành niên. Do đó điều quan trọng là người lớn cần khám phá nhu cầu nào đằng sau của trẻ chưa được đáp ứng, giáo dục cho các con nhận đúng cái mà các con mong muốn; cũng như cần ở người lớn sự nhạy cảm, sự bao dung để có thể giáo dục cho các em.
Kết quả sau 2 tháng thực nghiệm từ đề tài đã thu nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ học sinh. Một trong những chia sẻ mà chị nhận được từ học sinh là: “Tại sao môn này không đưa vào trường học và học theo tuần hả cô? Nhờ học nội dung này mà con mới giáo tiếp được với mẹ sau gần cả năm không nói chuyện với mẹ ”. Bên cạnh đó, học sinh cũng chia sẻ rất nhiều về những sự thay đổi của mình sau khóa học.
Tuy nhiên kết quả này có sự giảm đi khi chị thực hiện việc tái nghiên cứu hiệu quả tác động sau khi chương trình kết thúc 1.5 tháng. Việc này khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì môi trường quan tâm ở góc độ hệ thống; cũng như cần sự đồng hành của nhà trường và cha mẹ một cách dài hơn ở nhiều môi trường khác nhau để trẻ có thể phát triển năng lực quan tâm và năng lực cảm xúc của mình. Để từ đó trẻ học cách nhận sự quan tâm và người lớn cũng học cách quan tâm đến trẻ.
Giới thiệu TS Nguyễn Phước Cát Tường
Chị Nguyễn Phước Cát Tường là Tiến sỹ Tâm lý học – Giảng viên Khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. Với chị, giáo dục con cái là sứ mệnh quan trọng nhất của cuộc đời, và gia đình với chị là điều quan trọng nhất. Các hướng nghiên cứu chính của chị bao gồm Tâm lý học tích cực, Tâm lý học phát triển và Tâm lý học trường học. Bên cạnh công tác giảng dạy và nghiên cứu, chị cũng tư vấn cho các trường học triển khai các chương trình giáo dục sự quan tâm, sự đồng cảm và giáo dục cảm xúc xã hội.
Thông tin liên lạc của chị Cát Tường: npctuong@hueuni.edu.vn
Chung sống 2022: Ươm Kết nối giữa lòng Mâu thuẫn (15-16/10/2022, online qua Zoom)
Chung Sống ra đời nhằm khơi dậy sự kết nối và nguồn lực của cộng đồng xây dựng và phát triển con người tại Việt Nam, hướng đến các thực hành hoá giải mâu thuẫn và nuôi dưỡng tương quan. Chung Sống được khởi xướng bởi NHÓM GIAO TIẾP TRẮC ẨN Việt Nam với định hướng trở thành một dự án đồng sở hữu bởi cộng đồng.
“Whatever the problem, community is the answer. – Dù vấn đề là gì, cộng đồng chính là lời giải”
- Để biết thêm về chương trình: https://www.chungsong.vn/
- Xem chi tiết lịch trình, diễn giả, và nội dung căn bản của các phiên tại: https://www.facebook.com/chungsongvn
- Để đặt chỗ cho Phiên thảo luận mở đầu và các sự kiện khác, truy cập: https://www.chungsong.vn/dat-cho/
- Để tham gia sự kiện giới thiệu miễn phí – Nhìn Mâu thuẫn qua Ý định & Tác động: https://fb.me/e/1Xfufqawt#chungsong2022